Người nuôi cần xử lý như thế nào khi cá koi bị xuất huyết?

Bệnh xuất huyết ở cá koi là một trong những chứng bệnh nặng, dễ lây lan. Người nuôi để tránh tình trạng đàn cá koi chết hàng loạt do bệnh cần tham khảo triệu chứng và cách chữa trị trong trường hợp cá koi bị xuất huyết trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu mắc bệnh xuất huyết điển hình ở cá koi

Bệnh xuất huyết ở cá koi tương tự như bệnh xuất huyết ở cá chép, dấu hiệu bệnh tương đối giống nhau. Triệu chứng bệnh xuất huyết ở cá koi có thể quan sát bằng mắt thường như sau:

Dấu hiệu bệnh xuất huyết nằm tại ổ mắt cá

  • Cá bệnh thân chuyển màu tối và có thể lồi một mắt hoặc cả hai mắt. Mang chuyển màu nhạt.
  • Dưới lớp vảy cá ở phần bụng, phần đuôi và vây cá bị xung huyết chuyển sang màu hồng. Hoặc xuất huyết thành dạng đốm nhỏ trên da, miệng, ổ mắt, hậu môn, gốc vây của cá.
  • Cá mắc bệnh nổi lên gần tầng nước lạnh hoặc mặt nước, tụ thành bầy đàn, tốc độ bơi giảm dần và chết. 

Theo tài liệu y học, bệnh xuất huyết ở cá chép/cá koi có một số dạng:

Bệnh bại huyết do vi khuẩn Aeromonas gây nên:

Cá koi bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. 

Bệnh xuất huyết mang cá:

Các tơ ở mang cá bị sưng lên, toàn bộ tơ mang cá xuất hiện nhọt động mạch, màu sắc tơ mang cá bị nhạt đi, khi bệnh đã nặng dịch huyết có màu như màu cà phê. Người nuôi có thể nhận thấy hiện tượng cá koi nổi đầu lên mặt nước ngay cả khi máy lọc và hệ thống sục oxy vẫn đang hoạt động tốt.

Dấu hiệu xuất huyết tại khu vực đuôi cá

Xem ngay: Tình trạng cá koi bỏ ăn - Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh xuất huyết tính lặn do cho cá ăn thức ăn quá giàu đạm trong thời gian dài:

Khi cá mắc bệnh mới nổi lên mặt nước thì màu sắc vẫn bình thường, chất nhầy trên cơ thể rất ít, sau khi bắt nuôi trong hồ lưới từ 2-3 giờ, cơ thể cá xuất hiện hiện tượng xung huyết, trong đó một bộ phận nhỏ hàm trên của cá chuyển sang màu hồng, khoảng 7 tiếng sau thì cá chết. Giải phẫu cá bệnh thấy trong gan cá có mỡ, gan to. 

Bệnh xuất huyết tính trội (nguyên nhân gây bệnh tương tự xuất huyết tính lặn): 

Cá mắc bệnh bị xung huyết ở dưới vảy bụng, phần đuôi cá và mang cá; vây đuôi, vây lưng có màu hồng như máu. Khi giải phẫu cá bệnh thấy gan cá và túi mật sưng to, sắc nhạt. 

Cách xử lý khi gặp hiện tượng cá koi bị xung huyết

Bệnh xung huyết ở cá koi là một trong những loại bệnh phổ biến gặp phải khi nuôi cá. Nếu phát hiện ra cá mắc bệnh, điều đầu tiên người nuôi cần làm là phải vớt riêng cá thể cá koi bị xung huyết ra chậu nước và tiến hành trị bệnh cho cá bằng các loại thuốc. Sau khi vớt cá koi bệnh ra, người nuôi cần khử trùng bể ngay để tránh làm lây lan bệnh xuất huyết cho những cá thể koi còn lại trong bể.

Trị bệnh xuất huyết cho cá koi:

Trị bệnh xuất huyết cho cá koi bằng thuốc tím potassium permanganate

Xem ngay: Hướng dẫn tự chữa bệnh cho cá koi tại nhà

Thuốc dùng để chữa bệnh xuất huyết cho cá koi là potassium permanganate (Thuốc tím). Cần dùng đúng theo liều lượng hướng dẫn của người bán thuốc. Tiến hành trị bệnh bằng thuốc tím cho cá ở trong chậu. Thời gian chữa bệnh cần cách ly cá koi bị xuất huyết ra khỏi đàn.

Một số cách phòng bệnh cho cá koi:

  • Vệ sinh tổng hợp môi trường nước hồ nuôi: 

Thay thế toàn bộ nguồn nước trong hồ, rắc vôi bột trước khi thả cá lại vào bể nhằm tiêu diệt hết mầm bệnh. Vi khuẩn Aeromonas gây bệnh xuất huyết ở cá koi không sống được trong môi trường nước mặn vì thế trong quá trình nuôi cá koi, cần thường xuyên rắc muối với liều lượng hợp lý. Thời điểm rắc muối xuống hồ nuôi hợp lý là 5 phút trước khi cho cá ăn, rắc khoanh vùng nơi cá ăn khoảng 3 - 4 kg muối ăn, mỗi ngày 1- 2 lần. 

  • Điều chỉnh liều lượng thức ăn hàng ngày của cá:

Để tránh cá koi bị mắc bệnh xuất huyết tính trội hoặc lặn, thức ăn cá koi không nên có quá nhiều đạm. Nên chọn các loại thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm vừa phải, đóng gói sẵn thành dạng viên. Hạn chế tần suất bổ sung đạm tươi cho cá koi bằng cách cho ăn nhộng, tép, giun, chỉ cho ăn tối đa 1 lần/tuần.

  • Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng vitamin C:

Tăng cường cho cá koi ăn trái cây giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng

Xem ngay: Những loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp cá koi mau lớn

Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cá koi phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn rất tốt. Người nuôi có thể sử dụng vitamin C dạng chế phẩm hòa lẫn với thức ăn hoặc cho cá ăn các loại trái cây giàu vitamin C.

Ngoài áp dụng những giải pháp phòng và trị bệnh xuất huyết cho cá koi nêu trên, để đàn cá khỏe mạnh và ít mắc bệnh, người nuôi cần chú trọng tới việc lựa chọn cá để thả. Mua cá koi chuẩn nhập khẩu từ Nhật Bản, có nguồn gốc xuất xứ sẽ ngăn ngừa khả năng gây bệnh cho những con cá khác trong đàn. 

Những địa chỉ bán cá koi Nhật Bản nhập khẩu như Kanokoi farm thường tư vấn kèm cho khách hàng dịch vụ xây dựng hồ koi phù hợp với diện tích nhà và sân vườn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

KANOKOI FARM

Địa chỉ: Trung tâm giao thương 365 Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 0976735588

CSKH: 0961983745

Email: kanokoifarm1986@gmail.com

Website: https://kanokoi.com/

Tags : cá koi bị xuất huyết
Messenger KanoKoi Messenger KanoKoi 0976735588
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav